Theo thống kê, loãng xương là một bệnh lý phổ biến và chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Hiện nay, có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh loãng xương, gây ra nhiều hệ lụy và bất lợi trong đời sống hằng ngày.
Bài viết mà chúng tôi đem đến dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất hiện nay.
Bệnh loãng xương là gì?
Đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ thống xương, xảy ra khi khối lượng cũng như chất lượng xương bị suy giảm. Điều này không chỉ tổn hại đến vi cấu trúc của xương mà còn khiến xương mềm, xốp, suy giảm độ chắc và dẫn đến nguy cơ loãng xương lớn.
Bệnh loãng xương gây ra tổn hại gì cho cơ thể?
- Thực tế đã cho thấy rằng, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi cao gấp 3 lần nam giới. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh loãng xương lại không rõ ràng, tiến triển thầm lặng nên thường không được phát hiện sớm, đến khi gây ra các hậu quả lớn mới biết bệnh. Do đó, khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng như nhức mỏi trong xương, đau lưng cùng cac khớp, lưng còng hay giảm chiều cao thì chứng tỏ bệnh loãng xương đã trở nặng.
- Một số trường hợp khác phát hiện ra loãng xương khi bị gãy xương tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ. Khoảng hơn 60% người bệnh bị xẹp đốt sống do loãng xương nhưng trước đó không có bất kì biểu hiện lâm sàng gì.
- Ở cột sống, loãng xương có thể gây nên triệu chứng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, có thể kèm hoặc không kèm các triệu chứng chèn ép dây thần kinh tọa hoặc thần kinh liên sườn. Bên cạnh đó, việc đau cột sống do loãng xương thường có tính cơ học rõ ràng hơn như việc giảm đau khi nằm rồi cơn đau biến mấy sau vài tuần. Tuy nhiên, cơn đau thường xuất hiện khi có một đốt sống mới xẹp hoặc đốt ban đầu bị xẹp nặng thêm. Với trường hợp đau cột sống mạn tính khiến người bệnh đau âm ỉ liên tục. Khi đi khám và kiểm tra có thể phát hiện ra co cơ cạnh cột sống, gù, giảm chiều cao hay ấn đau chói tại chỗ xẹp.
- Biến chứng nặng nề nhất của bệnh loãng xương là gãy xương. Vị trí xương dễ gãy thường gặp ở phần tay, chân, nhất là phần xương đùi, ở cổ tay hay phần dưới xương quay. Nhiều thống kê đã cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi tử vong trong 6 tháng đầu tiên, 50% bị mất khả năng đi lại và đến 25% khó có thể tự lập mà cần phải nhờ đến sự chăm sóc, hỗ trợ, ...Đặc biệt chi phí điều trị cho vấn đề chăm sóc y tế này cực kì tốn kém và vượt quá so với khả năng kinh tế của người Việt.
Cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất hiện nay
Mặc dù loãng xương không thể phục hồi 100% được nhưng mục tiêu của việc điều trị này sẽ góp phần ngăn chặn các nguy cơ gây tổn thương xương và có thể được thực hiện bằng nhiều cách như:
- Tăng cường khối lượng xương trong cơ thể.
- Phục hồi các cấu trúc xương đã bị tổn thương và phục hồi vô cơ hóa xương.
- Ngăn chặn các tình trạng mất xương.
Cách 1: Điều trị bệnh loãng xương không sử dụng thuốc
Một lối sống lành mạnh là yếu tố đầu tiên để tăng cường sức khỏe và ngăn chặn các nguy cơ gây tổn thương xương, điều này giúp người bệnh có một hệ xương chắc khỏe, dẻo dai. Do đó, bạn cần lựa xây dựng một chế độ tập luyện thể thao với mức độ hợp lý.
- Bạn có thể rèn luyện sức mạnh cho cơ bắp với các bài tập như nhấc vật nặng theo khả năng của mỗi người hay tập kháng lực.
- Bên cạnh đó, có thể chơi các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ hay khiêu vũ, ...Tuy nhiên, bạn cũng quan sát thể trạng của mình cũng như độ nặng của loãng xương mà cân chỉnh cho phù hợp.
Một yếu tố quan trọng không kém trong cách điều trị loãng xương là kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng. Trong khẩu phần ăn của người loãng xương cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để tăng cường độ chắc khỏe cho xương khớp. Đồng thời, người bệnh loãng xương cũng cần tránh xa những thực phẩm có hại như thức uống có cồn, thuốc lá, cafe hay các chất kích thích khác. Đặc biệt là cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc Corticoid vì nó sẽ làm gia tăng tình trạng loãng xương.
Cách 2: Điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc
Đây là cách điều trị loãng xương khá hiệu quả được nhiều người sử dụng nhưng bạn lưu ý cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Người mắc bệnh loãng xương cần bổ sung đủ canxi, khoảng 1.000 - 1.200 mg/ngày và lượng vitamin cần thiết cho cơ thể là 800 - 1.000 IU/ ngày.
Bên cạnh đó, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống lại sự hủy xương như:
- Alendronate: Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU) hoặc Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU): 1 viên/tuần.
- Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml): Đây là loại thuốc được truyền vào tĩnh mạch với liều lượng 5mg/100ml. Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định với những người bị rối loạn nhịp tim hay bị suy thận.
- Calcitonin với liều lượng 50 - 100IU/ ngày: Loại thuốc này được dùng cho những người bị đau do loãng xương và cần được sử dụng kết hợp với nhóm bisphosphonate.
- Bên cạnh đó, với những người phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh nên sử dụng Raloxifene (Evista) hoặc estrogen (SERM) với liều lượng 60mg/ ngày.
Các nhóm thuốc để điều trị loãng xương bao gồm:
- Deca-Durabolin và Durabolin: Thuốc có tác dụng làm tăng quá trình đồng hóa.
- Strontium ranelate (Protelos): Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế hủy xương, tăng cường tạo xương với liều lượng 2g/ngày nhưng nó lại gây nên những tác dụng phụ cho tim mạch, vì thế thường không được sử dụng rộng rãi.
Cách 3: Điều trị các biến chứng do loãng xương gây ra
Tùy vào mức độ tình trạng mà các biến chứng gây ra loãng xương có thể là đau nhói vùng xương hoặc gãy xương. Do đó, để điều trị các biến chứng cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:
- Điều trị đau nhức xương: Thông thường, các bác sĩ chuyên môn sẽ dựa vào bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế thế giới kết hợp với Calcitonin để điều trị.
- Với trường hợp bị gãy xương: Dùng các phương pháp như bơm xi măng vào thân đốt sống, đeo nẹp, thay đốt sống nhân tạo hoặc nếu cần có thể thay khớp hoặc xương mới.
Cách 4: Điều trị loãng xương lâu dài
Cách điều trị loãng xương này có nghĩa là người bệnh cần thực hiện việc điều trị lâu dài hơn so với những phương pháp ở trên.
- Cần thường xuyên theo dõi cũng như tuân thủ tốt những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Theo định kì từ 1 - 2 năm, cần đo lại mật độ xương để có thể đánh giá kết quả điều trị.
- Thông thường, những bệnh nhân loãng xương cần điều trị trong khoảng từ 3 - 5 năm. Sau thời gian đó, cần được đánh giá lại để có thể đưa ra được những phác đồ điều trị tiếp theo.
Việc phòng chống tất nhiên sẽ tốt hơn so với việc để bệnh nghiêm trọng rồi tìm cách điều trị. Do đó, thay vì tìm những bạn cần biết phòng ngừa loãng xương từ khi còn trẻ bằng việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục đều đặn, bổ sung thêm sữa hoặc các thực phẩm chức năng khác.
Một trong những "cứu tinh" cho bệnh nhân loãng xương phải kể đến dòng sữa Buddilac Gold Sure, được nghiên cứu và sản xuất từ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và New Zealand. Sữa không chỉ chứa bộ 3 dưỡng chất thúc đẩy sự chắc khỏe của xương khớp (canxi, vitamin D3, vitamin K2) mà còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp thúc đẩy sự phát triển tổng thể, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Để tham khảo sản phẩm, bạn liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất!
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần BUDDILAC GLOBAL chỉ: LK12 - No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Mã số thuế: 0109144546 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.
Hotline: 024.2263.2222
Email: Buddilacvietnam@gmail.com.
Website: Buddilac.com.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *